Không chỉ lười vệ sinh răng miệng hay ngại sử dụng chỉ nha khoa, một số thói quen mà bạn thường làm hàng ngày cũng có thể vô tình phá hủy men răng, từ đó làm hư tổn răng từ bên trong. Do đó, hãy sửa ngay 6 thói quen sai lầm sau đây để bảo vệ hàm răng của bạn tốt hơn nhé!
Ăn vặt không kiểm soát
Trong khi ăn vặt, nước bọt từ miệng sẽ tiết ra ít hơn trong các bữa chính nên dẫn đến tình trạng vụn thức ăn dễ sót lại và mắc kẹt trong răng suốt nhiều giờ đồng hồ. Đặc biệt, việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường hay đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ dễ làm tăng cao nguy cơ sâu răng. Do khi bạn ăn thì các vi khuẩn sâu răng sẽ dễ phân hủy thành các vụn thức ăn thừa, từ đó tạo ra một loại axit tấn công lớp vỏ ngoài của răng bạn.
Súc miệng quá mạnh khi đánh răng
Khi bạn súc miệng quá mạnh sau khi đánh răng thì các chất florua có trong kem đánh răng sẽ không thể phát huy hết tác dụng của nó. Vậy nên, sau khi đánh răng thì nên súc miệng bằng nước lại nhẹ nhàng để florua phát huy công dụng tối đa.
Uống trà, cà phê thường xuyên
Trong trà hay cà phê đều có chứa caffein nên việc tiêu thụ thường xuyên dễ khiến hàm răng bị xỉn màu, ố vàng. Theo thời gian, răng bạn sẽ bị yếu hơn và hình thành nên các bệnh viêm nhiễm răng miệng khác.
Hút thuốc lá
Tất cả mọi người đều biết tác hại của thuốc lá, việc hút thuốc lá thường xuyên dễ làm răng bị ố vàng và gây ra một số bệnh về nướu răng. Bên cạnh đó, thuốc lá còn dễ gây ung thư miệng nên để có được nụ cười tỏa sáng cùng hơi thở thơm tho thì bạn nên từ bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ.
Cắn móng tay
Hành động này vừa gây hại móng, vừa làm ảnh hưởng tới hàm răng của bạn. Do nó có thể làm sứt mẻ răng và tạo cơ hội cho vi khuẩn từ dưới móng tay dễ dàng xâm nhập vào miệng, từ đó gây sâu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng.
Dùng răng để làm "việc vặt"
Có nhiều người thường sử dụng răng để xé mác quần áo, bóc một gói khoai tây chiên, hay mở nắp chai... Tuy nhiên, việc sử dụng răng để làm những việc này dễ khiến hàm răng bị tổn hại và làm răng suy yếu dần, thậm chí còn tăng cao nguy cơ rụng răng. Do đó, bạn nên thay đổi thói quen này ngay để duy trì sức khỏe răng miệng tốt hơn.